Không ít người dùng Apple Watch thường để sạc khi ngủ và bỏ qua một số tính năng đáng giá nhất, bạn hãy thử sạc theo cách này để sử dụng đồng hồ hiệu quả hơn.
Apple Watch ngoài là một thiết bị thông minh hỗ trợ công việc và sinh hoạt hàng ngày, còn có khả năng giúp theo dõi sức khỏe rất hữu ích, nhưng một lo ngại chung với các thiết bị điện tử ngày nay là thời lượng pin và thông thường thì chúng ta chọn sạc thiết bị khi đi ngủ để có đủ pin cho ngày mai, nhưng như vậy thì lại bỏ qua các tính năng theo dõi giấc ngủ hữu ích.
Một cách sạc thông dụng nữa là tháo đồng hồ ra sạc khi đang ngồi ở bàn làm việc, đây cũng là cách mà tôi sử dụng trước đây và do đó cũng bị lỡ mất các tính năng như nhắc nhở đứng lên khi ngồi quá lâu.
Tôi nghĩ liệu có nên thử sạc theo cách mới để không phải bỏ lỡ các tính năng sức khỏe đồng thời không lo lắng về hết pin? Và cuối cùng sau nửa tháng thử nghiệm thì tìm ra cách khá ổn. Với cách mới này thì nếu duy trì thường xuyên, sẽ rất hiếm khi bạn bị cạn pin hoặc phải chờ sạc đầy pin.
Apple Watch giúp theo dõi giấc ngủ và đưa dữ liệu lên iPhone, nhưng nhiều người thường tháo đồng hồ ra để sạc khi ngủ
Các mẫu Apple Watch mới hơn như Ultra 2 mà tôi đang dùng, có thời lượng pin rất tốt và khả năng sạc nhanh. Từ đó, tôi nghĩ rằng liệu mình có thể sạc ngắt quãng, 15-20p mỗi lần và khoảng 2 lần trong ngày. Tại sao không?
Tôi thử áp dụng những lần sạc đó khi vệ sinh cá nhân hàng ngày, cụ thể như sáng dậy đánh răng rửa mặt thì tháo Apple Watch ra sạc, tương tự là tháo ra một chút để sạc lúc vệ sinh cá nhân trước khi ngủ buổi tối, mỗi lần trong khoảng 15-20p.
Kết quả sau nửa tháng thử nghiệm, tôi nhận thấy mình chưa bao giờ phải rơi vào tình trạng báo đỏ gần hết pin dù có đeo đồng hồ cả ngày, đo tập thể thao trong 30 phút và đeo xuyên suốt trong khi ngủ để tận dụng hết mọi tính năng sức khỏe mà nó mang lại.
Đầu tiên, bộ sạc mà tôi sử dụng là dock sạc không dây BoostCharge Pro 2-in-1 do thích sự gọn gàng mà nó mang lại, bạn nào thích trang trí góc phòng ngủ thì cũng có thể chọn mua 1 dock sạc tiện dụng như thế này.
Với dock này thì tốc độ sạc không dây tối đa cho Apple Watch là 5W. Nếu sạc có dây thì tốc độ sạc tối đa cho Watch Ultra 2 lên đến 18W, nghĩa là sẽ sạc được nhiều hơn nữa, nhưng tôi thích gọn gàng và làm đẹp góc bàn phòng ngủ nên đành đánh đổi chọn dock sạc trên, dù chỉ 5W nhưng như vậy cũng là quá đủ.
Dưới đây là phần ghi chú sạc được tôi ghi lại mỗi ngày:
Trong tuần tôi có 2-3 ngày tập thể dục khoảng 30p, tất nhiên nó cũng ảnh hưởng tới pin nhiều hơn do cảm biến nhịp tim hoạt động liên tục. Tuỳ cường độ và thời gian tập luyện cũng sẽ có kết quả hao hụt đến lượng pin nhiều hay ít, từ đó có thêm kế hoạch sạc thêm cho Watch.
Một lưu ý là với kiểu sạc này thì chúng ta nên chọn tắt chế độ sạc bảo quản pin (sạc đến 85% là ngừng) hoặc vào Settings để bỏ chọn phần Optimized Battery Charging, để sạc pin thoải mái hơn vì có khi đến hết ngày dung lượng pin của Watch Ultra 2 vẫn còn khá cao và sạc chỉ 1 chút là dừng ở 85%, không hiệu quả.
Nhìn chung, cách sạc này có ưu điểm là không cần tốn nhiều thời gian chờ sạc xong mới đeo và cũng không cần để sạc cả đêm, để đeo đo giấc ngủ.
Và khuyết điểm phải nhớ tháo đồng hồ ra một ngày 2 lần để sạc, vào giai đoạn vệ sinh cá nhân trước khi ngủ và sau khi thức dậy.
Cách sạc mới giúp tôi tận dụng mọi tính năng mà Apple Watch mang đến
Ngoài ra, Apple Watch Ultra và Ultra 2 cũng là hai mẫu có thời lượng pin tốt hơn trong các mẫu đồng hồ của Apple do đó khá thoải mái khi dùng cách sạc này, tuy nhiên các bạn sử dụng các mẫu Watch khác thì cũng nên thử qua cách này, đặc biệt là với dây cáp để nạp được lượng pin nhanh hơn. Hãy thử xem nhé!